Tình trạng: Còn hàng
Xuất xứ: Việt Nam
Gạo sinh thái Cà Mau ST25 được sản xuất theo mô hình trồng lúa trên nền đất nuôi thủy sản, luân canh 1 vụ trồng lúa rồi tới vụ nuôi thủy sản. Xen canh trồng lúa kết hợp nuôi xen vào các loài thủy sản nước lợ (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cua, cá, rươi,…) và cây trồng khác trên bờ ruộng lúa. Dựa vào phương thức canh tác độc đáo này, cây lúa và thủy sản nối tiếp nhau phát triển mạnh mẽ.
Gạo sinh thái Cà Mau là loại gạo được trồng trên nền đất nuôi tôm, đây là mô hình sản xuất kết hợp với phương thức luân canh và xen canh trên cùng một đơn vị diện tích nuôi trồng. Luân canh bố trí trồng một vụ lúa vào 6 tháng mùa mưa, nuôi tôm vào 6 tháng mùa nắng, xen canh trồng lúa kết hợp nuôi xen vào các loài thủy sản (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cua, cá,…) và cây trồng khác trên bờ ruộng lúa.
Gạo sinh thái Cà Mau ST25 là gạo gì?
Kỹ thuật trồng lúa, nuôi trồng thủy sản được áp dụng theo phương thức canh tác truyền thống dựa vào điều kiện tự nhiên về đất đai, thời tiết khí hậu và dựa vào quy luật tự nhiên, bố trí sản xuất phù hợp từng thời điểm để tránh các tác động tiêu cực, tạo ra sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên giữa cây lúa và con tôm mang tính ổn định bền vững. Gạo sinh thái Cà Mau là loại gạo được sản xuất với phương pháp canh tác bảo vệ môi trường, tôn trọng tự nhiên, và hạn chế sử dụng hóa chất độc hại. Quy trình sản xuất gạo sinh thái Cà Mau tập trung vào việc duy trì cân bằng sinh thái của vùng, bảo vệ và củng cố đất, cũng như hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Loại gạo này thường được ưa chuộng bởi những người quan tâm đến sự bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Gạo sinh thái Cà Mau được trồng theo hướng tự nhiên, ít tác động xấu đến môi trường. Quy trình canh tác áp dụng các biện pháp thủ công, làm đất, cải tạo mặn, không sử dụng hóa chất cho cây lúa.
Mô hình sinh thái bền vững Lúa - Tôm
Cây lúa sẽ hấp thụ những chất dinh dưỡng có được từ nguồn chất thải của tôm, thực vật rong tảo tích tụ sau quá trình nuôi tôm tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên rất cao, tạo độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất ruộng, bổ sung dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh mà không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không cần sử dụng phân bón hóa học mà cây lúa vẫn luôn phát triển khỏe mạnh.
Sau vụ lúa, các loại rơm rạ sẽ bị phân hủy, tạo môi trường sống và trở thành nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo, đồng thời môi trường sống của tôm cũng được sạch hơn nên khi nuôi tôm sẽ ít bị nhiễm bệnh.
Kỹ thuật trồng lúa sinh thái Cà Mau tập trung vào việc duy trì cân bằng sinh thái của môi trường, giảm thiểu sự sử dụng hóa chất độc hại, và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên. Dưới đây là một số nguyên tắc và kỹ thuật phổ biến được áp dụng:
Kỹ thuật trồng lúa sinh thái không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn có thể cải thiện năng suất và chất lượng của lúa. Đồng thời, còn giúp tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và lành mạnh cho người tiêu dùng.
Sau vụ lúa, ruộng được cải tạo (vệ sinh đồng ruộng, gia cố bờ bao,…) sau đó tiến hành bắt hết cá tạp, kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản như độ pH, độ mặn, độ trong,… đạt yêu cầu thì tiến hành thả thủy sản giống mật độ thấp.
Đặc biệt trong khu vực nuôi thủy sản, người nông dân không sử dụng hóa chất vì nếu sử dụng các chất hóa học sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và đất làm ảnh hưởng đến thủy sản. Quá trình nuôi tôm kết hợp trên ruộng lúa, không cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, tôm sẽ tự tìm nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường gồm các loài phiêu sinh động vật, động vật đáy, thực vật (rong, tảo, thủy sinh), các loài này phát triển là do nguồn rơm rạ của vụ trồng lúa phân hủy, tạo nên chuỗi thức ăn tự nhiên cho các loài. Vì vậy, gạo sinh thái Cà Mau rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Về cơ bản, gạo sinh thái Cà Mau sẽ không có nhiều sự khác biệt về hình dáng và màu sắc so với các loại gạo thông thường. Nhưng để có được những hạt gạo sinh thái khỏe mạnh, mang đầy đủ tinh túy và dinh dưỡng cho cơ thể thì cần có sự chuẩn hóa và có những sự khác biệt về quy trình trồng trọt và chăm sóc từ đất đai, nguồn nước, phân bón và cả quá trình thu hoạch:
Hiện nay, vùng đất Cà Mau đang phát triển nhiều vùng nuôi trồng gạo sinh thái lúa tôm. Gạo sinh thái Cà Mau được trồng theo hình thức canh tác một vụ tôm – một vụ lúa trên vùng đất có 6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn. Sau một vụ tôm, các chất thải của con tôm được cây lúa chuyển hóa và hấp thụ, nuôi dưỡng cây lúa tăng trưởng khỏe mạnh.
Ngược lại, sau một vụ lúa, các loại rơm rạ bị phân hủy tạo môi trường sống và trở thành nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo. Do lúa được trồng trên vùng đất nuôi tôm nên không được sử dụng bất kì loại thuốc bảo vệ thực vật nào để tránh ảnh hưởng đến con tôm. Cây lúa hoàn toàn sinh trưởng tự nhiên nhờ vào vùng đất nuôi tôm vốn đã giàu chất dinh dưỡng.
Ngoài mô hình nuôi trồng gạo sinh thái lúa tôm thì ở miền bắc Việt Nam đang phát triển mô hình gạo sinh thái ruộng rươi nuôi trồng dựa trên môi trường cộng sinh đặc biệt của con rươi và cây lúa.
Con rươi vốn là một loài sinh vật rất ưa môi trường sạch, chúng rất nhạy cảm với hóa chất, nên vùng đất và nước mà chúng sống phải không bị ô nhiễm, không có chất hóa học hay các loại thuốc bảo vệ thực vật nào, vì vậy gạo ruộng rươi rất sạch, an toàn và dinh dưỡng.
Gạo sinh thái ruộng rươi
Trước kia, rươi thường được người nông dân thu hoạch tự nhiên vào “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” nhưng những năm gần đây họ đã nghiên cứu và tìm ra được môi trường sống thích hợp của rươi giúp con rươi sinh sản và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong diện tích ruộng khoảng 1 ha, với những năm được mùa, gặp thuận lợi về thời tiết, đất được cải tạo tốt thì thu hoạch lên đến cả tấn rươi. Rươi trở thành nguồn thu nhập chính của ruộng, giá trị của con rươi cao gấp 20-30 lần trồng gạo. Vì con rươi mang lại giá trị kinh tế cao, nên người nông dân rất sợ sử dụng các chất hóa học vào đồng ruộng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của rươi.
Cà Mau đang áp dụng mô hình canh tác gạo sinh thái lúa tôm, đây là một sự kết hợp nuôi trồng lúa thông minh, hoàn hảo. Một trong những lý do giúp mô hình sản xuất gạo sinh thái lúa tôm phát triển nhanh và được nhiều nông dân áp dụng chính là sự thích ứng, thông minh và cả những lợi ích thiết thực mà mô hình canh tác này mang lại.
Ưu điểm của mô hình sản xuất gạo sinh thái lúa tôm là sự đa dạng về sản phẩm. Ngoài sản phẩm chính là con tôm và cây lúa, mô hình còn có thể tận dụng để xen canh các loại cây trồng, thủy sản khác mang tính bền vững, giúp nông dân tăng thu nhập.
Ưu điểm khác là hệ thống canh tác gạo sinh thái lúa tôm rất thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất lúa, ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với các yêu cầu về thực hành sản xuất nông nghiệp sạch.
Mô hình sinh thái có nhiều ưu điểm vượt trội
Bên cạnh đó, mô hình sản xuất gạo sinh thái lúa tôm còn có thể phát huy các yếu tố tích cực của con tôm và cây lúa như giúp cải tạo đất, trừ sâu hại và cắt đứt vòng đời sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Sau một vụ tôm, các chất thải được cây lúa chuyển hóa và hấp thụ, chất thải của tôm chính là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp cây lúa sinh trưởng tốt, góp phần hạn chế lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sau một vụ lúa, các loại rơm rạ, thóc rơi vãi từ cây lúa bỏ lại trên đồng sau thu hoạch bị phân hủy tạo môi trường sống và nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo mà nông dân không cần phải đầu tư tiền mua thức ăn cho con tôm như mô hình nuôi tôm công nghiệp. Nhờ đó, mô hình này góp phần giảm chi phí sản xuất, đầu tư, tăng năng suất và lợi nhuận.
Gạo sinh thái Cà Mau chính là một sản phẩm gạo sạch đúng nghĩa. Trong quá trình canh tác gạo sinh thái lúa tôm Cà Mau sẽ giúp cải tạo nền đáy ao được khoáng hóa, nhờ đưa lượng oxy vào đất làm tăng cường hoạt động của các loài vi sinh vật có ích, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa. Chất thải hữu cơ dưới đáy ao trở thành phân hữu cơ tự nhiên làm đất ruộng trở nên màu mỡ. Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến con tôm đang nuôi trong cùng đồng ruộng, người dân phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí thấp, lợi nhuận tăng lên. Sau đó, trồng lúa sau vụ nuôi tôm sẽ hạn chế được tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất bị ngập mặn, cắt mầm bệnh trên tôm, môi trường nuôi tôm ổn định giúp tôm khỏe phát triển tốt.
Mặt khác, hệ thống canh tác lúa tôm sinh thái Cà Mau giúp sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm, thích ứng với điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, tạo ra sản phẩm gạo và tôm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với sản xuất nông nghiệp sinh thái. Đồng thời giúp nâng cao giá trị hàng hóa cho cả con tôm và cây lúa.
Xem thêm thông tin hữu ích ngay:
Gạo Lúa Tôm Vua Gạo
(https://vuagaovn.com/gao-st25-lua-tom-tui-5kg)
Cách Làm Những Món Ăn Ngon Chế Biến Từ Gạo ST25
(https://vuagaovn.com/cach-lam-com-chien-trung-gion)
Gạo sinh thái Cà Mau chứa thành phần dinh dưỡng phong phú và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
1. Carbohydrates: Gạo sinh thái là nguồn cung cấp carbohydrates (chất bột) chính, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Protein: giúp cơ thể phục hồi và xây dựng cơ bắp.
3. Lipids: Gạo sinh thái chứa các loại lipid khác nhau, bao gồm chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu.
4. Vitamin và khoáng chất: các loại vitamin và khoáng chất có trong gạo sinh thái Cà Mau là vitamin B, vitamin E, Sắt, Magie, Ka,,...
5. Chất xơ: giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột.
6. Chất chống oxy hóa: Gạo sinh thái chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Gạo sinh thái Cà Mau ST25 có giá trị dinh dưỡng tốt
Để sản xuất gạo sinh thái Cà Mau, quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa được Vua Gạo thực hiện theo những bước sau:
1. Lựa chọn giống lúa: Vua Gạo chọn giống lúa ST tốt nhất để trồng và phát triển tại vùng đất Cà Mau, đối với sản phẩm gạo sinh thái Cà Mau, Vua Gạo đặc biệt chọn giống lúa ST25 để cho ra những hạt gạo sinh thái sạch, thơm ngon, chất lượng nhất.
2. Trồng lúa ST25 theo phương pháp canh tác gạo sinh thái lúa tôm: Lúa được trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng hóa chất và phân bón hóa học, mà chỉ sử dụng phân bón tự nhiên, cây lúa phát triển tốt nhờ vào chất dinh dưỡng tự nhiên của con tôm. Điều này giúp tạo ra sản phẩm gạo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
3. Thu hoạch lúa: lúa sinh thái được thu hoạch và được đưa vào máy xay để tách hạt gạo ra khỏi cùi lúa.
4. Chọn lọc hạt gạo: Sau khi tách hạt gạo ra khỏi cùi lúa, các hạt gạo được chọn lọc theo kích cỡ và hình dáng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
5. Sấy khô và đóng gói: Hạt gạo sau khi được chọn lọc sẽ được sấy khô và đóng gói để giữ cho chất lượng gạo được bảo quản tốt nhất.
Gạo sinh thái Cà Mau sẽ được thu hoạch đúng vụ, 2 vụ mỗi năm, không làm trái vụ. Gạo sẽ được trải qua quá trình kiểm định và chứng nhận mức độ an toàn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000, HACCP, BRC và GMP trước khi đến tay người tiêu dùng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp gạo giữ được lượng dưỡng chất dồi dào, hương vị thơm ngon trong mỗi chén cơm được nấu ra.
Phương pháp chọn lọc và chế biến gạo sinh thái Cà Mau được Vua Gạo thực hiện bởi các máy móc, công nghệ hiện đại, dây chuyền khép kín theo quy trình sau:
1. Bóc vỏ và sàng lọc gạo
Sau khi thu hoạch lúa tại cánh đồng, Vua Gạo vận chuyển lúa về nhà máy, sấy khô để lúa đạt độ ẩm theo quy định. Lúa mới sấy sẽ được lưu trữ và bảo quản ở nơi khô thoáng để tiến hành tới công đoạn bóc vỏ, sàng lọc loại bỏ sạn đá. Sau đó, hạt gạo được tẩy cám để loại bỏ lớp vỏ ngoài, đảm bảo chất lượng gạo tinh khiết và phân loại các phụ phẩm như tấm, trấu, cám,... Sau khi tẩy cám, các hạt gạo được sàng lọc để loại bỏ các hạt gạo nhỏ, không đạt yêu cầu về kích cỡ và các hạt gạo sẽ được phân loại thành các loại tương đương về kích cỡ, màu sắc và hình dáng.
Sản xuất đạt chuẩn ISO, HACCP, BRC
2. Xát trắng gạo
Giai đoạn này giúp cho hạt gạo có vẻ ngoài trắng sáng, đặc biệt hoạt động này sẽ không hề gây suy giảm giá trị dinh dưỡng của gạo, hương vị của gạo vẫn sẽ được giữ nguyên.
3. Đánh bóng gạo
Để giúp cho những hạt gạo trắng tinh, bóng đẹp như những viên ngọc trời, hạt gạo sẽ được trải qua quá trình đánh bóng. Quá trình này không những giúp cho những hạt gạo bóng đẹp hơn mà còn giúp bảo quản gạo được lâu hơn, tránh khỏi mối mọt, côn trùng.
4. Đóng gói
Các hạt gạo thành phẩm sẽ được đóng túi, bao hoặc đóng hộp để bảo quản. Hiện tại, sản phẩm gạo sinh thái Cà Mau của Vua Gạo đang được đóng túi khối lượng 7kg. Cuối cùng các túi gạo sẽ được đem bảo quản tại kho và bán độc quyền cho siêu thị Emart.
Để mua được gạo sinh thái chất lượng, đảm bảo an toàn bạn cần lựa chọn nguồn gạo uy tín, chất lượng. Là doanh nghiệp chuyên sản xuất gạo trong và ngoài nước theo dây chuyền khép kín hiện đại, Vua Gạo tự tin là nguồn gạo sạch, uy tín hiện nay. Sản phẩm khi cung cấp ra thị trường đã được kiểm duyệt an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các giai đoạn trong quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khi tạo ra sản phẩm đều đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000, HACCP, BRC và GMP.
Hiện nay, gạo sinh thái Cà Mau của Vua Gạo đang được bày bán độc quyền tại chuỗi siêu thị Emart, được đóng gói với khối lượng 7kg 1 túi, mang hương vị thơm ngon, gạo thơm nhẹ mùi lá dứa, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN, KHÔNG CHẤT TẠO MÙI, KHÔNG CHẤT TẨY TRẮNG.
Ngoài ra, Vua Gạo cũng nhận gia công sản xuất gạo sinh thái Cà Mau với số lượng lớn theo yêu cầu của khách hàng về quy cách, chất lượng,...
Gạo sinh thái Cà Mau ST25 Vua Gạo độc quyền tại Emart
Biên tập bởi: Vua Gạo Marketing
Tag: gạo sinh thái, gạo sinh thái Cà Mau, gạo sinh thái Cà Mau ST25
CÔNG TY CP THỰC PHẨM THIÊN NHIÊN KING GREEN
Showroom: 88 Tôn Thất Tùng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM